Quy trình lắp đặt bu lông
4.3.4. Quy trình lắp đặt bu lông
4.3.4. Quy trình lắp đặt bu lông
Trong mục này xem xét một số phương pháp xiết bulông thường và bulông cường độ cao.
a) Bulông thường được xiết đủ chặt để đảm bảo có sự tiếp xúc tốt giữa các bề mặt, không cần khống chế lực xiết. Đủ chặt là do một công nhân dùng clê cán dài thông thường (khoảng 300mm), hoặc khi dùng máy xoay đập thì là khi máy bắt đầu đập.
b) Bulông cưòng độ cao (bulông lực xiết khống chế): cần xiết với toàn bộ lực căng P quy định. Các phương pháp khống chế lực xiết là:
- Phương pháp dùng clê đo lực (clê mômen), có đồng hồ cho biết mômen xoắn, từ đó có các bảng để tra ra lực căng của bulông. Bảng số dựa trên cơ sở công thức hoặc trên cơ sở định chuẩn qua thực nghiệm.
Giá trị của mômen xoắn cần thiết có thể được tính theo công thức:
M= kPd (4.36)
Với: M- mômen xoắn, Nm; P- lực căng trong bulông, kN; d- đường kính bulông, mm; k - hệ số xác định bằng thí nghiệm, vào khoảng 0,2.
Nói chung, phương pháp này nhanh và rẻ nhưng không chính xác vì có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến ngẫu lực xoắn chứ không chỉ do lực xiết: chất lượng và độ chính xác của ren, chất lượng của êcu, mức độ bôi trơn, sự ma sát giữa êcu và mặt bản thép, tính đàn hồi của tay đòn clê đo lực ... Clê phải được định chuẩn hàng ngày bằng kích thủy lực, hoặc mỗi khi dùng với bulông đường kính khác.
- Phương pháp quay thêm êcu. Mục đích tạo độ dãn dài thân bu lông, tăng lực kéo, ép sát các bản thép chặt hơn. Mới đầu dùng clê lực xiết đến mômen xoắn khoảng 40; 60 hoặc 70% lực căng cần thiết P của bulông. Lực căng tối thiểu là 60MPa đối với bu lông cấp 8.8.
Sau đó tăng lực kéo bằng cách vặn tiếp êcu một góc tương ứng 1200; 900 hoặc 600 so với vị trí ban đầu. Khi vặn cần đánh dấu vị trí ban đầu và vị trí sau khi vặn thêm của êcu (hình 4.45).
Phương pháp này cho độ chính xác cao hơn so với phương pháp chỉ dùng clê
đo lực, đảm bảo lực căng đều hơn giữa các bulông.
- Phương pháp đo trực tiếp: dùng vòng đệm cứng, hình dạng đặc biệt, có các mấu lồi (hình 4.46) khi xiết êcu thì mấu bẹt ra và làm giảm khoảng cách giữa êcu và
vòng đệm; đo khoảng cách này, sẽ biết được lực căng. Khi sử dụng phương pháp này, phải tuân thủ rất kỹ quy trình lắp đặt của hãng chế tạo.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4:
- Chọn vật liệu hàn? Chiều cao đường hàn ?
- Cấu tạo và tính toán liên kết hàn đối đầu chịu lực trục, chịu mô men và lực cắt ?
- Cấu tạo và tính toán liên kết ghép chồng ?
- Cấu tạo và tính toán liên kết hàn có bản ghép ?
- Cấu tạo và tính toán liên kết hỗn hợp dùng cả đường hàn đối đầu và đường hàn góc ?
- Tính toán liên kết hàn góc chữ T chịu mô men và lực cắt ?
- Biến hình hàn, nguyên nhân và cách hạn chế ?
- Cấu tạo của bu lông ? Các loại bu lông dùng trong kết cấu thép ? Ý nghĩa các chỉ số trong cấp độ bền bu lông ?
- Sự làm việc chịu trượt của liên kết bu lông thô, thường ? Các giai đoạn làm việc ? Xác định khả năng chịu cắt và ép mặt của bu lông ?
- Sự làm việc chịu trượt của liên kết bu lông cường độ cao. Xác định khả năng chịu trượt của bu lông cường độ cao.
- Sự làm việc của bu lông khi: chịu lực trục, chịu mô men, chịu mô men và lực cắt.
- Các hình thức cấu tạo của liên kết bu lông ? Nguyên tắc bố trí bu lông ?
- Các phương pháp xiết bu lông ?
![]() ![]() ![]() |