Tin tức

Hệ giằng

 7.2.2. Hệ giằng

 7.2.2. Hệ giằng

Riêng từng dàn phẳng là không ổn định theo phương ngoài mặt phẳng. Để giữ cho dàn ổn định cần có liên kết cứng, tạo được bằng cách liên kết giữa các dàn với nhau để tạo thành hệ giằng không gian (hình 7.8,a).

Hình 7.8. Hệ giằng:a – giằng không gian; b – giằng trong mặt phẳng cánh trên; c – giằng trong mặt phẳng cánh dưới; d- giằng đứng ở hai đầu dàn; e- giằng đứng ở giữa dàn.

Hệ giằng cánh trên, bố trí trong mặt phẳng cánh trên (mặt a1-b1-b4-a4 và b1-c1- c4-b4). Gồm các thanh chống dọc và thanh chéo chữ thập. Tác dụng chính là đảm bảo ổn định cho cánh trên (chịu nén) của dàn, tạo nên được những điểm cố kết không chuyển vị theo phương ngoài mặt phẳng của dàn. Các thanh giằng chữ thập được bố trí ở hai gian đầu hồi (khoảng giữa hai dàn gọi là một gian) của nhà hoặc của một đoạn nhiệt độ và các gian ở phía trong sao cho đảm bảo khoảng cách các gian được bố trí giằng chữ thập không quá 60m.

Hệ giằng cánh dưới, được bố trí trong mặt phẳng cánh dưới của dàn (mặt d1-f1- f4-d4) và được bố trí tại gian có hệ giằng cánh trên. Giằng cánh dưới cùng với giằng cánh trên tạo nên các khối cứng bất biến hình và cũng tạo được những điểm có kết không chuyển vị theo phương ngoài mặt phẳng dàn.

Hệ giằng đứng được bố trí trong các mặt phẳng thanh đứng giữa dàn (mặt e1- b1-b4-e4) và hai đầu dàn (mặt d1-a1-a4-d4 và f1-c1-c4-f4), cùng gian với giằng cánh trên và giằng cánh dưới.
 

 

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email

Chứng Nhận An Toàn

Thiết Kế Tối Ưu

Chất Lượng Hàng Đầu

Giá Thành Hợp Lý

Dịch vụ chuyên nghiệp

Đối tác

Đã thêm vào giỏ hàng !

Xem giỏ hàng