Tin tức

Chiều dài, nhịp của dầm thép

 5.1.3. Chiều dài, nhịp của dầm thép

Dầm được tựa trên các cấu kiện khác (có thể là tường, cột hoặc dầm khác), gọi chung các bộ phận tựa ấy là gối tựa. Dầm đơn giản tựa trên hai gối khớp ở hai đầu (hình 5.6,b); dầm liên tục tựa trên nhiều gối; nếu dầm chỉ liên kết với gối tại một đầu, đầu kia không tựa thì gọi là dầm côngxôn (hình 5.6,a).


Hình 5.6. Kích thước chính của dầm

Dầm công xôn, nhịp l là khoảng cách từ mép không tựa đến mép ngoài của kết cấu tựa. Với dầm đơn giản khoảng cách định vị L giữa hai gối tựa gọi là nhịp danh nghĩa (khoảng vượt); khoảng cách gần nhất giữa hai gối tựa Lo gọi là khoảng thông thuỷ.
Chiều dài chế tạo L1 của dầm xác định theo điều kiện: L1 = L -  ; trong đó  là sai số chế tạo, cần thiết cho lắp dựng, phụ thuộc vào vật liệu dầm và điều kiện chế tạo. Với các dầm thép thông thường, = (5 - 10)mm.
Để thuận lợi và thiên về an toàn, thường lấy l =L để đưa vào tính toán, nghĩa là lấy nhịp tính toán bằng khoảng cách giữa tâm các gối tựa. Giá trị nhịp l là yếu tố quan trọng để so sánh, lựa chọn giải pháp kết cấu.
Với các sàn thông thường trong công trình xây dựng, nhịp thường chọn là l  18 m . Khi nhịp dầm nhỏ, có thể dùng thép hình để làm dầm; với các giá trị nhịp lớn hơn, nên làm dầm tổ hợp.

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email

Chứng Nhận An Toàn

Thiết Kế Tối Ưu

Chất Lượng Hàng Đầu

Giá Thành Hợp Lý

Dịch vụ chuyên nghiệp

Đối tác

Đã thêm vào giỏ hàng !

Xem giỏ hàng